Bài viết này, tôi xin tổng hợp một số kiến thức về hệ thống thủy lực và tư vấn lựa chọn loại dầu thủy lực máy công trình phù hợp.
Dầu thủy lực máy công trình – Hệ thống thủy lực:
- Hệ thống thuỷ lực máy công trình gồm một số chi tiết chính sau: Thùng dầu thuỷ lực, bơm thuỷ lực, cụm van phân phối chính và các van điều khiển, mô tơ quay toa, mô tơ di chuyển, các xi lanh thuỷ lực, đường ống dẫn dầu, lọc dầu thuỷ lực, két làm mát dầu thuỷ lực.
- Khi động cơ (1) làm việc. Công suất được truyền qua bánh đà đến bơm thuỷ lực. Bơm thuỷ lực (2) làm việc, hút dầu từ thùng dầu và đẩy đến cụm van phân phối chính (8). Trên ca bin người vận hành sẽ tác động đến các cần điều khiển thiết bị công tác, quay toa, di chuyển. Khi có sự tác động của người vận hành một dòng dầu điều khiển sẽ được mở đi đến cụm van phân phối chính. Dòng dầu điều khiển này sẽ có tác dụng đóng/mở cụm van phân phối tương ứng cho thiết bị công tác, quay toa, di chuyển. Đường dầu chính đến các xi lanh (7) cần, tay gầu hoặc gầu. Như vậy thiết bị công tác có thể làm việc theo ý muốn của người vận hành. Đường dầu đi đến mô tơ quay toa (5) hoặc mô tơ di chuyển (3) làm cho các mô tơ này quay. Mô tơ sẽ kéo cho toa quay hoặc kéo xích thông qua truyền động cuối và bánh sao làm cho xe di chuyển được. Đường dầu trước khi về thùng được làm mát ở két mát và được lọc bẩn ở lọc dầu thuỷ lực. Áp lực của hệ thống thuỷ lực được giới hạn bởi van an toàn, thông thường được lắp ở cụm van phân phối chính. Khi áp lực hệ thống đạt đến giới hạn của van thì van sẽ mở ra và cho dầu chảy về thùng.
- Hệ thống thuỷ lực máy công trình thông thường có 02 bơm thuỷ lực chính kiểu piston (6), (8), một bơm dầu điều khiển (7) kiểu bánh răng. Trên các máy công suất lớn có thêm một mạch thuỷ lực làm mát riêng, thì thường có bơm dầu thuỷ lực mạch quạt làm mát kiểu piston.
Dầu thủy lực máy công trình:
Yêu cầu chung của dầu thủy lực máy công trình:
- Yêu cầu về chất lượng đối với dầu thủy lực của máy công trình thường cao và khắt khe hơn do hoạt động khắc nghiệt hơn so với các hệ thống thủy lực tĩnh.
- Tác dụng chính của dầu thủy lực dùng cho máy xúc đào là bôi trơn, truyền tải năng lượng, giảm ma sát, đảm bảo độ kín của hệ thống thủy lực, làm mát và làm sạch hệ thống thủy lực . Dầu thủy lực phải có các tính năng cơ bản sau: chống mài mòn tốt, độ bền nhiệt cao, tách nước và tách khí tốt.
Tư vấn về thay dầu thủy lực máy công trình:
Thời gian thay dầu thủy lực máy công trình:
- Hầu hết các sự cố của hệ thống thủy lực máy công trình xuất phát từ nguyên nhân dầu thủy lực bị ô nhiễm hoặc dùng sai loại dầu.
- Khi dầu thủy lực máy công trình trở nên đục, khả năng bảo vệ các thành phần trong hệ thống thủy lực cũng kém đi rất nhiều. Phần lớn các nhà sản xuất thiết bị đều đưa ra gợi ý là khoảng dầu thay đổi là 2.000 đến 4.000 giờ. Tuy nhiên, con số này chỉ mang tính tương đối.
- Việc kéo dài quá mức thời hạn thay nhớt có thể dẫn đến mài mòn và ăn mòn hệ thống thủy lực, giảm công suất máy móc thiết bị. Thường xuyên thay loại dầu thủy lực máy công trình với độ nhớt thích hợp cho thiết bị sẽ kéo dài tuổi thọ của hệ thống thủy lực, giảm hao hụt công suất sử dụng.
Nguyên tắc chung khi thay dầu thủy lực máy công trình:
- Để xác định thời điểm thay dầu phù hợp, chúng ta cần dựa vào kết quả phân tích dầu.
- Khi thay dầu thủy lực cho máy xúc hay bất cứ thiết bị nào khác, nguyên tắc bắt buộc vẫn là loại bỏ càng nhiều chất lỏng cũ càng tốt.
- Đảm bảo tất cả các xi lanh thủy lực ở trạng thái đóng. Với điều kiện này, lượng dầu tồn lưu sẽ được hạn chế một cách tối đa.
- Lượng dầu mới trong hệ thống phải có tỷ lệ lớn hơn 95%.
- Sử dụng loại dầu phù hợp.
Quy trình thay dầu thủy lực máy công trình:
- Xả bỏ dầu cũ:
Người thực hiện nên rút bỏ toàn bộ phần dầu cũ trong hệ thống thủy lực. Đặc biệt chú trọng các vị trí dễ bị tồn lưu dầu như phin lọc, van dẫn, các đường ống cong… Ngay sau khi đã xả hết dầu cũ, cần thực hiện vệ sinh phần đáy bể chứa dầu. Thời điểm xả bỏ Dầu Thủy lực cũ tồn lưu trong hệ thống phù hợp là sau lần vận hành gần nhất từ 4 đến 5 tiếng. Tuyệt đối không được xả dầu ngay sau khi máy móc vừa kết thúc chu kỳ vận hành. Lúc này, người thực hiện dễ bị bóng nếu dầu thừa bắn vào người.
- Bơm dầu mới:
- Cần đảm bảo các bể giãn nở, bể chứa dầu phải sạch sẽ và khô ráo. Điều chỉnh nút xả về chế độ an toàn trước khi bơm dầu.
- Kiểm tra các bộ phận như: phin lọc, đường ống, van dẫn. Nếu phát hiện dầu tồn lưu, cần làm sạch bằng khăn tẩm dung dịch vệ sinh chuyên dụng.
- Nếu bơm dầu bằng máy bơm chuyên dụng, phần vòi dẫn dầu phải được đặt ở điểm thấp nhất trong khoang chứa dầu. Điều này giúp hạn chế tình trạng hình thành bọt khí trong dầu.
- Thường xuyên kiểm tra độ ổn định áp suất trong hệ thống tuần hoàn và điều chỉnh các van thông gió để tránh tạo nhiệt lượng gây ảnh hưởng đến chất lượng dầu.
- Lượng dầu thủy lực bơm vào cần phải phù hợp tùy thuộc vào dung tích xi lanh của động cơ. Tùy vào khả năng vận hành và tải hoạt động của máy mà nên đong đo lượng dầu sao cho phù hợp. Tránh sử dụng nhiều hơn lượng cần thiết để tránh hiện tượng rò rỉ dầu.
- Vận hành hệ thống dầu thủy lực máy công trình:
- Sau khi hoàn tất quá trình bơm dầu, người thực hiện cần khởi động hệ thống thủy lực. Thời gian thử máy kéo dài từ 10 đến 15 phút. Nếu hệ thống đã hoạt động tốt, hãy tắt máy ngay sau khi thử.
- Kết thúc quá trình thay dầu cho máy xúc, cần thực hiện vệ sinh toàn bộ các bộ phận xung quanh. Điều này giúp hạn chế tình trạng dây vải dầu ra xung quanh gây nguy hiểm khi vận hành.